<bgsound src="/Nhac Dieu Buon Phuong Nam.mp3"/> Le Dinh
























































LAI RAI BA NGÀY TẾT

Cơm áo gạo tiền, chuyện thường ngày ở huyện, chuyện dài dài nói mãi không hết. Thôi thì ba ngày Tết là dịp để lai rai, chuyện nhân tai như Nguyễn Phú Trọng, tên giáo điều, lật lọng...Chuyện Việt Cộng, chuyện đất nước, chuyện những mảnh đời xuôi ngược, chuyện mua quan bán tước...là những chuyện dài thậm thượt lê thê.

Không được may mắn có tài thọt lét thiên hạ như các sư phụ Nguyễn Bá Chổi, Tưởng Năng Tiến, Văn Quang, Phạm Lưu Vũ...nhưng Thạch này cũng cố gắng noi bước lớp đàn anh để một trăm năm sau khi các sư phụ trở thành "Liệt sĩ" nhưng không được Tổ Quốc cộng sản ghi công mà nối tiếp sự nghiệp của các bậc tiền nhân để truyền lại cho con cháu trong "phạm trù văn hóa cù lét".

Phải dài dòng như vậy để Thạch tui có lý do cũng như nhân cơ hội 3 ngày "ăn không ngồi rồi" mà lai rai cùng bạn đọc của thôn nhà cùng quí còm sĩ đã quanh năm miệt mài góp ý cũng có, chửi bới cũng có, Đóng góp những ý tưởng độc đáo cũng có, ba xàm bá láp cũng không thiếu, nghĩa là đầy đủ trên Dân Làm Báo này.

Ôi những con người "trung kiên lẫm liệt" Người Đưa Tin, Cánh Dù Lộng Gió, Lê Dủ Chân, Quang Dương, Hoàng Hạc, Công Lý Dân Tộc, Houston TX, Dân Quê, Năm XL, Hai Xích Lô, Ju Mong Sinh Sự, nguoixaxu, Vu han Lê Vũ, lâm viên, Ba Sài Gòn...cho đến quí cô, quí thím, quí mợ, quí em: Phó Thường Dân, Trần Thị Hải Ý, My Linh Nguyễn, Nguyễn Thị Mỹ Thanh,Thuy Duong...ôi nhiều lắm mà đầu óc hạn hẹp của Thạch này nhớ không hết bởi cuộc đời vốn dĩ có nhiều cái đáng để mà nhớ, mà nếu cáo gì cũng cố gắng nhét vào thì e rằng bộ nhớ sẽ bị rơ. Nhân dịp ba ngày Xuân, bài viết này muốn tặng ðặc biệt cho quí còm sĩ thôn nhà, mong những ai không được nhắc đến tên thì cũng nên nghĩ rằng tên của quí còm cũng luôn hiện trong mộng của tác giả.

Một trong những chuyện lai rai ba ngày Tết này mà Thạch tui muốn lạm bàn đến là "Chuyện Ca Nô" (không phải tàu ca nô mà là chữ viết tắt của Ca sĩ nô cộng). Nhớ tới đâu, nói tới đó, ắt còn thiếu sót, nhờ quí còm sĩ giúp một tay bổ sung cho đủ danh sách để sau này cộng sản nó sụp đổ hầu thiên hạ sẽ biết cục mặt, biết vàng (khè).

Nhân dịp ông thầy Tưởng Năng Tiến có nhắc đến (D)anh hề Hoài Linh trong bài "Danh Hiệu & Nhãn Hiệu" (***) thì Thạch tui chỉ nói một câu dân dã là: Hoài Linh đã lãnh "Bản án tử hình" qua việc nhận bằng khen hoặc danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú gì đó của Ban văn hóa tư tưởng (nô lệ) thuộc nô đảng CSVN. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, Hoài Linh đã "Châu về hợp phố" cùng đúng đối tượng như "Hét sĩ Đàm Vĩnh Heo" đã lên và đang xuống. Nói thiệt nghen, không biết qui vị thì sao chứ riêng tui mà hễ nghe Đàm cắt tiết hét là tui lên máu, bực cái...mình lắm lắm.




Hoài Linh nhận bằng chứng nhận
từ tay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam







Nhạc sĩ Phạm Duy với
với Hộ khẩu & Chứng minh nhân dân VC


Thành ngữ phương Tây có nói: Like father, like son, mà tiếng Việt mình thường nói nôm na là: Cha nào con nấy. Thằng Hoài Linh đã về với giặc và nhận giặc làm cha, cũng như mợ Khánh Ly, Lệ Thu, dượng Elvis Phương, Cha Phạm Duy, con Tuấn Ngọc, Duy Quang, tay Quang Lê, Chi Tài, Thúy Nga Paris, Quang Minh Hồng Đào, thím Hương Lan vv và vv...cùng nhau về đất cộng để hát bài "Đời Cô Lựu" và cô Lựu tàn đời thiệt.

Các cụ ông, cụ bà thường nói: "Đường trường mới biết ngựa hay" hoặc "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" . Các mợ, các dượng trên đã là " những con sâu làm rầu nồi canh" trong phạm vi văn hóa, văn nghệ cũng như cả bầy sâu tham nhũng đục khoét tài của quốc gia trong hệ thống cầm quyền vậy. Do không nghe lời dạy dỗ của các cụ mà nay cả nước mới chìm đắm trong cảnh loạn xà ngầu, hỗn độn bát nháo thảm thương, riêng thành phần văn nghệ sĩ thì càng hiện nguyên hình đúng nghĩa như "Xướng ca vô loài", đám này, nói toạc móng heo ra là đám vì tiền mà bán cả danh. Mắc mớ gì phải về VN thì tiếng hát mới đến?. Và không vì tiền thì là vì gì?. Thế thì Đan Nguyên, Duy Khánh, Lâm Nhật Tiến, Thế Sơn...không cần về mà tiếng hát vẫn cao vút vang đến tận quê nhà với bao yêu thương mến mộ và họ vẫn giữ được thanh danh chính nghĩa.

Bài viết hẳn còn nhiều thiếu sót cho một đề tài bao la, còm sĩ nào chuyên về ca hát và ca nô, xin bồi tiếp cho những câu chuyện lai rai cuối năm thêm phần xôm tụ. Tác giả xin được mời quí vị nhâm nhi như sau:

Chạy Vô Chạy Ra

Ca nô em sắm chạy vô
Vô "nước Bác Hồ", ngán quá chạy ra

Chạy ra trứng thúi quả cà
Đi ngang nó ném, cả nhà thúi ô

Buồn lòng em lại chạy vô
Tới lăng khấn vái kính Hồ, vái ca

Khấn rùi em lại chạy ra
Ca nô đâu chạy được xa biển Hồ!

Sóng to gió lớn chạy vô
Chạy vô mang tiếng bưng bô gian tà

Nghĩ lòng lại xách ĐỒ ra
Chạy ra lại gặp dân ta mắng đồ...(*)

Vô loài sướng hát vong nô
Nghĩ lại tủi quá... ôm đồ chạy vô

Vô hoài, đảng nói ý đồ
Chống lại nhà nước, Bác Hồ, dân ta

Sợ quá mua vé chạy ra
Kiếm thêm chút cháo mua nhà khỏi vô

Ra đường bị mắng bưng bô
Bởi làm ca sĩ, ca nô gian tà

Nghĩ mình đã trót chạy ra
Bây giờ không lẽ bán nhà chạy vô?

Chạy vô bị bọn tham ô
Có tiền nó ép dưng đồ chơi không

Nghĩ mà chán ngán trong lòng
Đồ thì phải để cho chồng có con

Bây giờ tuổi hãy còn son
Mai mốt hết sức sao còn vô ra?

Em buồn ru mấy lời ca

Hò... ò... ớ...ớ...ơ... ờ... ơ...

Chớ Vân Tiên cổng mẹ chạy vô
Đụng phải côn đồ (côn an), cõng mẹ chạy à... á....ra

Hò...Ò...ớ...ớ...ơ...ờ...ơ...

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra
Đụng phải cột nhà, cõng mẹ chạy à...á...vô.

Hò...Ò...ớ...ớ..ơ...ờ...ơ...

Chớ Vân Tiên cõng mẹ chạy vô
Đụng phải trôn hồ cõng mẹ chạy à ..á ...Ra.

Ơ...Ơ...Ra ...Vô...Vô...Ra........................




Chạy Vô Chạy Ra

Ca nô ca sĩ chạy ra
Theo đảng ca hát gọi là góp công

Ca sĩ cờ đỏ quần hồng
Gặp cờ Ba sọc ớn lòng chạy vô

Ca sĩ mi chạy đi mô?
Sút quần đó nhé Bác Hồ lòi ra

Trong nước toàn thấy đám ma
Ma cô, ma cạo gian tà quyền uy

Ớn quá, thôi ở làm chi
Có ngày đảng nó tấp bi hội đồng

Sống mà nơm nớp trong lòng
Ca nô lo sợ cái còng chạy ra

Trăm năm trong cõi người ta (**)
Mình đây sao mãi chạy ra chạy vào?

Còn bị thiên hạ bới cào
Thuộc loại ca sĩ theo Tàu bưng bô

Nhức đầu xây xẩm chạy vô
Bỏ xác ở đó, mả mồ đẹp hơn

Nước mình cả một giang sơn
Đảng bán gần hết, sạch trơn lần lần

Côn an điện thoại... rất cần
Sau khi ca hát, quan cần em chơi

Cần em ỏng ẹo lả lơi
Sexy vừa hát để khơi lợn lòng

Em rằng em đã có chồng
Mấy quan rờ mó, sợ chồng em ghen

Quan rằng đừng có giỡn nhen
Thằng nào cọ quậy tòng teng cái còng

Vô đây thì chớ có hòng
Luật pháp quan sẵn cái còng hiểu chưa?

Em run em khóc như mưa
Nhủ lòng em hứa... thôi chừa chạy ra

Chạy ra xin hát xin ca
Bá tánh sỉ vả về mà hát đi

Báo đài hàng loạt khinh khi
Mắng thứ con ...đ ...còn gì đau hơn

Càng nghĩ càng thấy cô đơn
Bán hết nhà cửa, ôm đờn chạy vô

Thà cho con cháu Bác Hồ
Dập hoa vùi liễu cái đồ của em

Thà cho quan lớn nó xem
Nó rờ, nó rẫm, nó thèm... sá chi

Còn hơn hải ngoại khinh khi
Lần này về bển em thì không ra.

Em buồn lại cất tiếng ca

Hò... ò... ớ...ớ...ơ... ờ... ơ...

Chớ Vân Tiên cổng mẹ chạy vô
Đụng phải trôn Hồ, cõng mẹ chạy à... á....ra.

Hò...Ò...ớ...ớ...ơ...ờ...ơ...

Vân Tiên cõng mẹ chạy ra
Đụng phải cột nhà, cõng mẹ chạy à...á...vô.

Hò...Ò...ớ...ớ..ơ...ờ...ơ...
Chớ Vân Tiên cõng mẹ chạy vô.
Đụng phải trôn Hồ cõng mẹ chạy à ..á ...ra .

Ơ...Ơ...Ra ...Vô...Vô...Ra...Chóng mặt rồi, xin kiếu.

(* ) Đồ : Hiểu theo tiếng Bắc cũ

(**) Kiều - Nguyễn Du

(***) http://danlambaovn.blogspot.fr/2016/02/danh-hieu-nhan-hieu.html#more




(ledinh.ca)














Free Web Template Provided by A Free Web Template.com